Sách kĩ thuật lập trình – dịch thuật thủ công, không dùng trí tuệ nhân tạo

c_sharp  Lua_logo_small  Julia_programming  PythonStats

Lưu ý: Bản pdf của sách Think Java tại đây. Xin lỗi vì trước đây đã đưa về dropbox một thời gian nhưng sau đó file này lại bị mất khi tôi dọn dẹp Dropbox. Cuốn sách Think Java mới có ấn bản thứ hai, tôi sẽ sắp xếp để dịch dần một số chương.

Mã lệnh của cuốn sách “Ngẫu nhiên và xác suất trong mô phỏng máy tính” sau một thời gian thất lạc trên server cũ đã được tôi nén vào file randomness.zip và chuyển đến server mới. Xin lỗi bạn đọc không thể truy cập các file code đó trong thời gian qua.

Mẫu hình IV: Khám phá khoa học thiên về dữ liệu Tự học lấy Haskell Think Python: Cách tư duy như nhà khoa học máy tính Cơ sở xử lý ảnh số Mô hình hóa các hiện tượng vật lý bằng MATLAB Nhập môn vật lý tính toán Think Stats: Xác suất thống kê dành cho người lập trình Ngẫu nhiên và xác suất trong mô phỏng máy tính Những nguyên lý hóa học Think Java: Cách tư duy như nhà khoa học máy tính Think Stats 2: Xác suất thống kê Tư duy sắc bén bằng C# Scala sáng tạo Mô hình hoá và mô phỏng bằng Python

Sách phát hành tự do

Blog này tập hợp nhiều bài dịch từ các cuốn sách điện tử tiếng Anh, được phát hành theo giấy phép công cộng, như Creative Commons hay GNU FDL. Bạn có thể sử dụng và phân phối nội dung trong tài liệu, và có thể chỉnh sửa, bổ sung nội dung tùy theo mục đích học tập giảng dạy của bạn.  Tuy nhiên phải nêu rõ tên sách gốc tác giả và người dịch (ghi đường link đến trang Web này).

Để đọc một cuốn sách, bạn có thể chọn Menu ở trên ↑ để xem các chương sách lẻ, hoặc click vào bìa sách đặt ở giá dưới đây ↓. Tuy nhiên quyển sách đang trong quá trình dịch thì có thể trong mục lục chưa cập nhật đủ các chương. Khi đó tìm trong Menu là đủ nhất, hoặc bạn kéo xuống cuối trang web để xem “Bài viết mới”, và “Các bài theo tháng”.

Các cuốn sách phát hành tự do gồm có:

  • Mẫu hình IV: Khám phá khoa học thiên về dữ liệu: Đang được dịch từ cuốn sách “The Fourth Paradigm: Data-intensive Scientific Discovery”, Microsoft Press. Phát hành theo giấy phép Creative Commons BY-SA 3.0. (Cũng ở trong Menu Café/Mẫu hình IV.) Mục café này thường là các bài luận, các vấn đề tổng quan trong khoa học, không chứa đựng nội dung kĩ thuật chi thiết hay công thức tính toán.
  • Tự học lấy Haskell (Learn You a Haskell for Great Good): tác giả Miran Lipovača. Một cuốn sách tự học rất thú vị về ngôn ngữ lập trình hàm Haskell nổi tiếng.
  • Think Stats: Xác suất thống kê dành cho người lập trình: Dịch từ cuốn sách “Think Stats: Probability and Statistics for Programmers” của Allen B. Downey. Phát hành theo giấy phép Creative Commons BY-SA 3.0. (Cũng ở trong Menu Thống kê/Think Stats.) Sách này giới thiệu môn xác suất–thống kê cho các bạn đã biết lập trình Python. Ấn bản thứ 2 hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn.
  • Think Python: Cách tư duy như nhà khoa học máy tính: Dịch từ cuốn sách “Think Python: How to Think Like a Computer Scientist” của Allen B. Downey. Phát hành theo giấy phép GNU Free Documentation License. (Cũng ở trong Menu Python/Think Python.)  Một phiên bản khác của cuốn sách này được hình thành nhờ công sức hợp tác từ ba tác giả: Jeff Elkner, Allen Downey và Chris Meyers.
  • Mô hình hóa hiện tượng vật lý bằng MATLAB: Dịch từ cuốn sách “Physical Modeling with MatLab” của Allen B. Downey. Phát hành theo giấy phép GNU Free Documentation License. (Cũng ở trong Menu MATLAB.) Tôi có soạn ra một bản PDF của cuốn sách này, nhưng dùng cho Octave: một ngôn ngữ có mã nguồn mở với cú pháp giống MATLAB, và một bản khác dành cho Scilab.
  • GIS Commons: Tài liệu hướng dẫn gồm những khái niệm cơ bản trong ngành học hệ thống thông tin địa lý. Tính cấp thiết của môn học và khả năng áp dụng được nêu rõ. Có rất nhiều điểm tỉ mỉ được đề cập, bao gồm cả các mẹo thao tác trên máy tính; mặc dù cuốn sách không soạn riêng cho một phần mềm GIS cụ thể nào.

Sách tự học

Ngoài ra, trong blog còn có một số cuốn sách phục vụ học tập mà các tác giả đã đưa lên mạng. Bạn có thể tự do sử dụng những cuốn dưới đây cho mục đích nghiên cứu, tự học, hoặc dùng làm tài liệu thêm ngoài giáo trình được học trên lớp. Lưu ý rằng với những cuốn sách dưới đây, bạn không thể tạo các bản sao, sửa đổi, hoặc phục vụ mục đích thương mại.

Một số tính năng của blog mà bạn có thể tận dụng:

  • In các bài viết bằng cách nhấn vào nút Print Friendly bên dưới mỗi bài viết. Nội dung bài viết sẽ được chuyển đến một trang web đảm nhiệm việc xếp trang in. Ở đó bạn có thể lược bỏ những đoạn không cần in đến.
  • Dùng RSS (có biểu tượng ngay dưới bài viết) để kết nối đến trang web này, từ đó máy tính sẽ thông báo cho bạn biết những bài mới được viết. Nếu bạn tham gia WordPress thì có thể Follow, tất nhiên rồi!

Bạn thấy nội dung sách có ích? Bạn có thể giúp tôi nâng cao chất lượng bài đồng thời phổ biến các trang viết bằng cách:

  • Gửi phản hồi (comment) ở cuối mỗi bài viết. Có thể chỉ ra những chỗ sai hoặc lỗi trong cách trình bày. Hoặc bạn viết để thông báo cho tôi biết rằng đã dùng tài liệu để bổ sung cho một chương trình học ở trường học nào. Thông tin phản hồi của bạn sẽ rất có ích.
  • Biểu quyết ở cuối mỗi bài viết. (Càng nhiều dấu sao càng tốt!)
  • Bấm vào các nút Google +1 ( ) nếu bạn thấy kiến thức bài viết là chuẩn xác và phong phú, Share Facebook hay Press This nếu thấy tâm đắc với nội dung bài viết. Hãy giúp những bạn đọc khác tìm được thông tin có ích và miễn phí. Là người hoạt động tự nguyện trong việc phổ biến kiến thức, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của các bạn để nội dung các bản dịch sách này trở nên phổ biến hơn.

Phương châm của trang web là phân phối kiến thức khoa học đến đông dảo bạn đọc với hình thức phi thương mại. Trang web có rất ít biểu ngữ quảng cáo (do wordpress tự đưa vào), giúp bạn đọc nhìn nội dung văn bản rõ ràng nhất và trang web sẽ chạy nhanh trên máy tính hoặc thiết bị di động của bạn.

Giới thiệu ebook bên ngoài

Hiện nay, trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển lan rộng, có nhiều tác giả tự viết và xuất bản ebook tiếng Việt. Một số sách về những chủ đề gần gũi với blog này, của những tác giả uy tín bao gồm:

  • Phân tích số liệu và biểu đồ bằng R của GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH Garvan – Úc). GS Tuấn đã có kinh nghiệm thực hành tương đối thành thạo với ngôn ngữ lập trình thống kê này. Ông còn viết sách về nghiên cứu khoa học và upload lên YouTube những video về lập trình R.
  • Nhập môn toán tài chính của GS Nguyễn Tiến Dũng và GS Đỗ Đức Thái. GS Dũng hiện công tác giảng dạy toán học tại Toulouse, Pháp.
  • Nhập môn hiện đại xác suất – thống kê (sách ebook miễn phí, NXB Sputnik,  tác giả GS Nguyễn Tiến Dũng và GS Đỗ Đức Thái). Sách dùng gói phần mềm miễn phí gretl.
  • Học toán và dạy toán như thế nào (sách ebook miễn phí, NXB Sputnik,  tác giả GS Nguyễn Tiến Dũng). Tổng hợp từ các bài viết (essay) của GS Dũng trên trang blog của ông.

Những web link (tiếng Việt) có thể bạn quan tâm:

  • Học thế nào – blog về học tập, giáo dục
  • VinaCode – lập trình & cuộc sống.
  • Vithon – chuyên về khía cạnh kĩ thuật trong lập trình Python
  • Kipalog – tập hợp các bài viết và bài dịch về lập trình.

80 responses to “Sách kĩ thuật lập trình – dịch thuật thủ công, không dùng trí tuệ nhân tạo

  1. xin gửi lời cảm ơn đến anh Chiến.Đây là nơi quá tuyệt cho những ai học về computer science.

  2. vũ cao quý

    1 Công việc cao cả,chúc anh sức khoẻ để làm tốt những việc anh đang làm 😀

  3. đăng khoa

    cám ơn anh chiến rất nhiều ạ

  4. Khoa

    anh chiến cho em hỏi em viết code bài này có sai j ko? (em giả sử 1 trường hợp la tọa độ ban đầu x,y,z > 0)
    Vẽ quỹ đạo của electron trong điện từ trường tĩnh

    1. Yêu cầu

    Khi electron chuyển động trong điện từ trường đều nó sẽ chịu tác dụng của lực tĩnh điện \vec{F_E} và lực Lorenzt \vec{F_L}:

    \vec{F}=\vec{F_E}+\vec{F_L}=q\vec{E}+q\vec{v}\times\vec{B}
    Khi đó ta có thể xác định gia tốc của electron. Nếu biết được vị trí và vận tốc ban đầu ta có thể xác định được phương trình chuyển động dạng động học của electron x(t), y(t) và z(t). Qua đó, khi biểu điễn f(x,y,z)=const, ta có phương trình quỹ đạo.

    Bài tập này yêu cầu sinh viên sử dụng Matlab để tính toán và biểu diễn đồ thị của quỹ đạo của electron trong điện từ trường tĩnh khi biết trước vị trí và vận tốc ban đầu của nó.

    2. Điều kiện

    1) Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong MATLAB.

    2) Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.

    3. Nhiệm vụ

    Xây dựng chương trình Matlab:

    1) Nhập dữ liệu vị trí, vận tốc ban đầu của electron và vectơ cảm ứng từ \vec{B}=(0,0,1), vectơ cường độ điện trường \vec{E} của điện từ trường tĩnh.

    2) Dùng các phép toán hình thức (symbolic) để tính lực điện từ tác dụng lên electron, từ đó suy ra gia tốc, vận tốc và phương trình chuyển động của electron.

    3) Vẽ đồ thị quỹ đạo của electron.

    Chú ý: Sinh viên có thể dùng các cách tiếp cận khác không dùng symbolic.
    (em dự đoán quỹ đạo của nó là lò xo xoắn nhưng ko chắc, có gì do không ổn, anh nghi sao??)
    cho em cam on truoc :))
    double t
    e=-1.6*10^(-19);q=abs(e);m=9.1*10^(-31);
    A=input(‘Nhap toa do A = ‘);
    E=input(‘Nhap vecto cuong do dien truong E = ‘);
    B=[0 0 0.001];
    v=input(‘Nhap vecto van toc v = ‘);
    Ro=m*(sqrt((v(1))^2+(v(2))^2))/(q*B(3));
    a=[e*E(1)/m e*E(2)/m e*E(3)/m];
    V=[v(1)+a(1)*t v(2)+a(2)*t v(3)+a(3)*t];
    w=q*B(3)/m;
    R=m*sqrt((V(1))^2+(V(2))^2)/(q*B(3));
    x=A(1)+Ro*A(2)/sqrt((A(1)).^2+(A(2)).^2)+v(1)*t+1/2*a(1)*t.^2+R*sin(w*t);
    y=A(2)-Ro*A(1)/sqrt((A(1)).^2+(A(2)).^2)+v(2)*t+1/2*a(2)*t.^2+R*cos(w*t);
    z=A(3)+v(3)*t+1/2*a(3)*t.^2;
    t=0:1/20:300;
    plot3(x,y,z);
    grid on

    • Ở đây có một chút kiến thức về điện từ mà mình ko biết. Chẳng hạn đại lượng Ro … Trong công thức \vec{F}=\vec{F_E}+\vec{F_L}=q\vec{E}+q\vec{v}\times\vec{B} có lẽ dấu nhân biểu thị tích có hướng. Bạn có thể dùng hàm cross trong Matlab để tính. Chúc bạn thành công.

  5. MINH

    @Khoa cho xin code bài đó hoàn chỉnh được ko bạn _ _”

  6. Huỳnh Đức Tin

    cho mình xin code bài này với , tại nhóm mình gần báo cáo ma vẫn chưa làm được gì hêt, nếu được bạn giúp mình vs gửi mail cho mình Tin95tcv@gmail.com Tks bạn rất nhiu

  7. cho minh xin doan code hoan chinh voi,thanks pan nhiu` lun ak daophaovotinh94@gmail.com

  8. Smile

    Cho mình tham khảo code đó với Email: taxkuoj1995@gmail.com

  9. Tin

    cho minh xin code hoan chinh bai do voi, email ApexPredator191995@yahoo.com

  10. Hóa ra nhờ anh dịch tài liệu của love2d, cảm ơn anh rất nhiều 😀

  11. Trung Lê

    Cám ơn anh rất nhiều, nhất là cuốn Think Python em đang tìm hiểu nó và đọc rất say mê.

  12. Understanding online may be comfortable which obviously will undoubtedly be beneficial to your understanding.
    Many online program supply extra service and give you because it allows you to
    interact with others who are understanding the Japanese language use of online learning communities which improve your understanding potential.
    Online lessons vary from business and humanities, health insurance and medicine, disciplines, research and technology, pcs, social sciences, schooling and coaching,
    investments and occupations, and so many more. Along with many choices
    of lessons, a wide selection are also of online schools available.
    Overall, training that is online is significantly less expensive than planning to a normal school since you
    save on travel, period, along with the lessons themselves costless.

    Much of the full time you’re ready with far more and to truly get your diploma
    considerably faster convenience in a online plan than in a classic faculty.
    Acquire online and acquire ahead!

  13. Unlike the rigid traditional class times where the tutor can be obtained for minimal times and at
    distinct time, the online instructors are available
    all the time for help. People could connect to the tutors that
    are online that are professional to clarify principles, concerns and the problems with ease that is excellent.

  14. A chiến ơi, e có thể liên lạc với a bằng cách nào ngoài trên blog này ạ, có một số điều e muốn hỏi anh.

  15. Huy

    Quá hay anh ạ thật là tuyệt với những người trình tiếng anh hơi ‘gà’ như em, chúc anh sức khỏe 🙂

  16. Lê Thanh Tiền

    Anh ơi có thể cho em xin code bài này với không! em sắp nộp bài rồi mà chưa hiểu gì hết
    thanhtienuft@gmail.com

  17. Anh giúp em viết code chi tiết câu 2 và câu 3 với ạ! em sắp bào cáo rồi,mong anh giúp đỡ ạ
    Tính toán phân bố mật độ năng lượng điện trường

    Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và thế điện được biểu diễn bởi biểu thức: *vecto(E)=-grad(V)
    Mật độ năng lượng điện trường có thể được tính bởi công thức: u=1/2*e0*abs(E)^2

    Xây dựng chương trình Matlab:
    1) Nhập hàm điện thế theo hai biến x và y.
    2) Tạo ma trận lưới trên mặt phẳng Oxy với O là gốc tọa độ
    3) Tính toán mật độ năng lượng điện trường tại các nút trên lưới.
    4) Vẽ các đồ thị dạng ba chiều thể hiện phân bố thế điện và mật độ năng lượng điện trường (trục z) tại các điểm trên mặt phẳng (trục x, y).

    • Câu 2 có thể dùng hàm meshgrid và câu 3 thì có thể dùng hàm norm để biểu diễn “độ lớn” (abs) của E. Bạn phải tự viết thôi, hiện mình cũng không có MATLAB trên máy để kiểm tra.

      • Ẩn danh

        a ơi cho e mot it tai liêu ve môn co sơ viên tham vơi ạ

      • Về lĩnh vực Viễn thám thì chưa có nhiều tài liệu giấy phép mở. Nếu có, tôi sẽ gửi cho bạn và dịch trong blog này.

  18. thanhphi

    http://123doc.org/document/1181378-bao-cao-thuc-tap-co-khi-dai-cuong-ppt.htm?page=9
    hix,có anh nào giúp đỡ có tài khoản down về rồi gửi mail cho em file pdf được không, em sinh viên nghèo,lại không có tài khoản này,em cảm ơn các anh chị rất nhiều ạ. mail e đây: thanhphiqsb@gmail.com

  19. Bạn Quang chiến ơi! có file pdf think python cho mình xin với. Cảm ơn bạn nhiều!

  20. @freeman

    very useful, thanks for share

  21. Anh ơi, làm một cuốn về C++ đi anh, lâu chưa thấy có sách nào mới

    • Vừa rồi mình đang bận, vả lại bản thảo đang viết (HTML hỏi đáp, phần 2) dài quá nên chưa xong. Sẽ cân nhắc dịch cuốn Think C++ :))

  22. anh Chiến ơi, anh dịch cuốn “CLRS – introduction to algorithms” đi ạ, sách giải thuật tiếng việt còn ít quá, mà toàn xài ngôn ngữ cũ. Em học tiếng anh mà vẫn dốt quá 😦

    • Introduction to Algorithm by Cormen là quyển sách có bản quyền mà bạn. Sách rất hay nhưng nếu mình cố gắng dịch thì sẽ vi phạm bản quyền mất.

      • Cuốn này thì sao anh “Algorithms 4th edition”. Anh biết cuốn nào hay về giải thuật anh dịch đi ạ, nó dùng C, C++, python thì tốt quá. 😦

      • Cuốn này cũng hay, nhưng cũng bản quyền. Chỉ có phần code không bản quyền thôi; và phần code thì không có gì để dịch nữa rồi.

    • Mua bản quyền mấy cuốn này có đặt không anh, giờ mà gây quỹ công đồng rồi mua dịch sách chắc hay nhỉ. Đa phần hs việt nam tiếng anh còn kèm mà được đọc sách hay thì tốt :))

      • Bạn thử xem cuốn thật toán bằng Python này http://interactivepython.org/courselib/static/pythonds/index.html . Cuốn này không có bản quyền.

      • Em tiếng anh vẫn còn đang học để thi A2 :(( đọc vất vả lắm 😦 trình độ hiện tại chưa thể đọc được sách nhiều chữ như vậy. Cuốn anh gửi thì còn cảm thấy dễ thở chứ cuốn “CLRS – introduction to algorithms” toàn chữ là chữ đọc cứ phải mò dịch, nản lắm a. Mong lắm có 1 bản dịch 😦 mà cuốn giải thuật dùng python kia anh có định dịch không, bao giờ dịch. Em đọc cmt thấy anh nói dịch think c++ không biết cuốn đó sao rồi.

      • Các bạn nên đọc mấy quyển “dễ, ít chữ” trước để nắm được khái niệm chính. Xong rồi sẽ đọc thêm các quyển nhiều chữ để xem tác giả giải thích thêm ra sao. Quyển Python mình sẽ dịch sau còn quyển Think C++ thì cố gắng phải xong mấy quyển Chemical Principles, Think Stats … đã.

      • anh dịch một mình hả, sao em thấy mấy cuốn kia lâu lắm rồi mà chưa xong nhỉ 😀

      • Dịch 1 mình thôi bạn. Đăng trên WordPress này có được kinh phí quảng cáo đâu, nên chắc không ai tham gia :>

  23. Ẩn danh

    Bạn có rành về haskell hay biết cộng đồng haskell nào ở Việt Nam không thì giới thiệu cho mình. Liên hệ với mình qua trimanh.nguyen1@gmail.com

  24. Ẩn danh

    Anh viết nữa về Xử lý ảnh đi, em đang học theo sách Digital Image Processing của Gonzalez nên gặp Blog của anh thì thấy rất hay 😀

  25. Chào anh!

    Em chỉ mới bắt đầu làm quen về Matlab, nên còn nhiều phần chưa rõ.

    Nên em có một bài tập về “phương trình Toán-Lý” giải bằng Matlab nhờ anh và các bạn giúp:

    “Ứng dụng phương pháp tách biến giải phương trình Poisson trong miền hình chữ nhật và miền hình tròn”

    Kính mong anh và các bạn giúp đỡ và nếu có thể xin anh chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu học Matlab tốt nhất!

    Cảm ơn đã xem.

  26. Mong anh cập nhật thêm

  27. Cảm ơn Bạn những tài liệu trong Blog của bạn thật hữu ích, tiếp tục đóng góp cho cộng đồng nhé.

  28. vuongsblog

    anh ơi dịch cuốn này đi anh 😀 http://eloquentjavascript.net/

  29. hôm nay em vô tình tìm thấy blog này, đọc được rất nhiều điều hữu ích,
    cảm ơn đàn anh, tiền bối Chiến nhiều
    Hoàng Minh, MePhi (Moscow engineering Physics Institute)

  30. Cuộc Sống Tươi Đẹp

    Cảm ơn anh Chiến rất nhiều. Em đọc cuốn Think of Python anh dịch từ năm 2013, hồi đó e có gửi email cho anh mà không thấy anh trả lời. Ước gì có dịp được gặp vào giao lưu với a Chiến ở ngoài đời. Một lần nữa cảm ơn anh vì những đóng góp cho cộng đồng.

    • Cám ơn bạn vẫn dõi theo Blog trong thời gian vừa qua. Mình dịch các tài liệu tin học này theo sở thích và chỉ hi vọng các bạn ứng dụng được ít nhiều cho công việc là tốt lắm rồi. Cũng như nhiều bạn đọc blog, mình khá bận vì vậy rất khó giao lưu được. Nhưng mình rất vui vì các bạn vẫn quan tâm đọc blog. Nếu bạn phát hiện ra tài liệu tiếng Anh nào free mới đăng trên mạng thì chỉ giúp mình nhé. Biết đâu sẽ có thêm loạt bài phục vụ mọi người 🙂

  31. Hoàng Nguyễn

    Chào a ? Trong bài hiện tượng áp suất và định luật boyle Anh có thể giải thích cho em cái ý tưởng phân tách vân tốc của phân tử khí V ra làm Vx, Vy, Vz đc k ạ

  32. Cảm ơn bạn rất nhiều, chúc bạn một năm mới nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống.

  33. Nguyễn Quang Chiến

    có người thấy web này xong hỏi của mình hả =)) vui là bắt gặp được 1 người cùng họ tên cùng đam mê lập trình như mình, tuy người đó có thể hơn mình 1 2 con giáp gì đấy =))

    • Nguyen Xuan Ly

      Hi anh Chiến
      em tình cờ ghé qua blog của anh, và rất hứng thú với bản dịch của 2 quyển sách
      Tư duy sắc bén C# và Cơ sở Xử lý ảnh nó gần gũi với cách hiểu của em
      Em hiện đang bắt đầu học ( kiểu tay ngang) về python và C# vì thế rất mong anh chia sẻ bản ebook tiếng Việt của 2 cuốn trên. Em có tìm qua trên blog thì không thấy link download của 2 cuốn này.
      Cám ơn anh rất nhiều và chúc anh nhiều sức khỏe!
      p/s: em có gửi mail vào nguyenquangchien@gmail.com thì google báo lỗi.

      • Nguyen Xuan Ly

        email của em là: canhchimbang.xuanly90@gmail.com

      • Cám ơn bạn. Hai cuốn trên mình dịch bằng cách copy trực tiếp trang web tiếng Anh (HTML) của họ vào bài post sau đó edit, dịch dần ra tiếng Việt, khi dịch xong thì đăng bài. Bởi vậy không có sẵn ebook. Tuy nhiên, bạn có thể tự tạo ebook cho riêng mình bằng cách bôi đen bài post copy paste vào word. Rồi tổng hợp lại 1 file lớn là được. Hoặc cuối mỗi bài post có icon biểu tượng “Print Friendly” dẫn bạn đến trang web chuyên chuyển đổi sang PDF. Bạn tập hợp các PDF rồi nối lại thành 1 file PDF lớn cũng được.

  34. dungvu1001

    Anh ơi em có 1 chút khó khăn trong bài tập e muốn hỏi anh thì em có thể liên hệ anh qua đâu ngoại trừ blog này ạ ??

  35. Nguyễn Văn Sang

    Cuốn think java, nay em đọc thấy rất vào. Tks anh!

Bình luận về bài viết này