Tag Archives: hình thái

Chương 10: Các kĩ thuật xử lý (Phần 2)

Trở về Mục lục cuốn sách

10.3 Phân đoạn ảnh

Trong việc phân tích các vật thuộc ảnh, ta rất cần phải phân biệt giữa các vật quan tâm và “những thứ còn lại”. Nhóm thứ hai này cũng được gọi là nền. Các kĩ thuật được dùng để tìm thấy các vật quan tâm thường được gọi là kĩ thuật phân đoạn—phân đoạn các vật phía trước khỏi nền phía sau. Trong mục này ta sẽ xét hai kĩ thuật thông dụng nhất—đặt ngưỡng và tìm kiếm nét—đồng thời chúng tôi sẽ trình bày những kĩ thuật cải thiện chất lượng của kết quả phân đoạn thu được. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng:

  • không có một kĩ thuật phân đoạn nào luôn áp dụng được chung cho tất cả các ảnh, và
  • không có kĩ thuật phân đoạn nào là hoàn hảo.

Tiếp tục đọc

5 bình luận

Filed under Cơ sở

Chương 9: Thuật toán (Phần 3)

Trở lại Mục lục cuốn sách

9.6 Các phép toán dựa trên hình thái ảnh

Ở Chương 1 ta đã định nghĩa ảnh như một hàm (biên độ) của hai biến (tọa độ) số thực a(x, y) hoặc hai biến rời rạc, a[m, n]. Một cách định nghĩa ảnh khác có thể dựa trên khái niệm rằng ảnh bao gồm một tập hợp các tọa độ, hoặc là liên tục hoặc rời rạc. Theo nghĩa này, tập hợp thì tương ứng với các điểm hoặc điểm ảnh nằm trong các vật thuộc ảnh. Điều này được minh họa trên Hình 35, ở đây ảnh gồm hai vật, hay hai tập hợp AB. Lưu ý rằng bắt buộc phải có hệ tọa độ. Tạm thời bây giờ ta chỉ xét những giá trị điểm ảnh nhị phân như đã đề cập đến ở các Mục 2.1 và 9.2.1. Hơn nữa, ta chỉ giới hạn thảo luận trong không gian rời rạc (Z2). Những phân tích tổng quát hơn có thể được tìm thấy trong1 2 3 Tiếp tục đọc

2 bình luận

Filed under Cơ sở